Lễ giỗ lần thứ 95 của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Hoạt động nghệ thuật đầy ý nghĩa và mang đậm bảng sắc dân tộc, đây còn là một sự kiện văn hóa lớn, không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là cơ hội để giới thiệu và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phần hội trong lễ giỗ được tổ chức với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, đồng thời mang đến cho người dân những trải nghiệm văn hóa ý nghĩa.
Một số hoạt động nghệ thuật được tổ chức trong lễ giỗ
Lễ giỗ lần thứ 95 của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc không chỉ đơn thuần là một hoạt động tưởng niệm, mà còn là một sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, khơi dậy niềm tự hào về di sản văn hóa dân tộc. Qua những hoạt động nghệ thuật đó, giới trẻ sẽ được truyền cảm hứng để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời hiểu rõ hơn về lịch sử và những con người đã cống hiến cho đất nước thân yêu. Cũng như đây còn là một cách quản bá cho du khách thập phương hiểu hơn về giá trị văn hóa và lịch sử của con người Việt Nam.
Tại Lễ giỗ có các hoạt động nghệ thuật như: Đờn ca tài tử; Hò Đồng Tháp; Múa Lân Sư Rồng; Trình chiếu hình ảnh, tư liệu về cuộc đời Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc; trưng bày hiện vật gốm sứ qua các thời kì,...
Trình chiếu tư liệu, hình ảnh cuộc đời Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Hội nữ doanh nhân Đồng Tháp viếng thăm lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là khu vực làng Hòa An xưa, nơi ông sinh sống trong những năm cuối đời. Tại đây, Cụ là một nhà giáo, một thầy thuốc đầy lòng bác ai với tư tưởng tiến bộ, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động học tập và phát triển văn hóa. Cụ đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên, trong đó có những người đã trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng trong xã hội.
Di sản của Cụ không chỉ là những kiến thức mà Cụ đã truyền đạt mà còn là một tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Lễ giỗ của Cụ hàng năm là dịp để tưởng nhớ Cụ và là dịp để người dân Đồng Tháp ôn lại truyền thống văn hóa và giá trị mà cụ đã gìn giữ. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành biểu tượng của nơi đây.
Qua đó triển lãm hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc không chỉ là một hoạt động văn hóa đơn thuần mà còn là một bài học lịch sử sống động, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước, tinh thần nhân văn của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Hoạt động múa Lân Sư Rồng tại lễ giỗ của cụ
Hoạt động múa Lân Sư Rồng tại lễ giỗ
Múa Lân Sư Rồng là một hoạt động nghệ thuật truyền thống đã được duy trì và gìn giữ từ ngày xưa tới nay. Với ngụ ý cầu chúc may mắn, hạnh phúc và bình an cho sự kiện. Đây còn là sự biết ơn dành các bật tiền nhân đã có công bảo về đất nước. Những màn biểu diễn múa Lân Sư Rồng đầy sôi động, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho lễ hội, với sự tham gia thi đấu của các đoàn như: Đoàn Lân Sư Rồng Long Nhi, đoàn Lân Sư Rồng Long Định, đoàn Lân Sư Rồng Dũng Thịnh,...đến từ nhiều nơi tạo nên một không khí đầy tính cạnh tranh và nhiệt huyết cho lễ giỗ.
Hoạt động đờn ca tài tử tại lễ giỗ Cụ
Hoạt động đờn ca tài tử tại lễ giỗ Cụ
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của miền Nam Việt Nam, đặc biệt phổ biến tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Những làn điệu đờn ca tài tử ngọt ngào, sâu lắng không chỉ mang đến niềm vui cho người nghe mà còn đưa họ trở về với không gian văn hóa dân gian phong phú.
Thông qua những bản nhạc mượt mà và lời ca trữ tình, đờn ca tài tử thể hiện tâm tư, tình cảm và bản sắc văn hóa của người dân miền Tây Nam Bộ. Các buổi biểu diễn thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, lễ giỗ, kỷ niệm, hoặc các sự kiện cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi người cùng tham gia và thưởng thức.
Đờn ca tài tử không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là phương tiện để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, kết nối các thế hệ trong cộng đồng. Với sức sống mãnh liệt, loại hình nghệ thuật này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung.
Tại lễ giỗ của Cụ, hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử đóng vai trò quan trọng, mang đến không khí trang trọng và đậm đà bản sắc văn hóa miền Tây Nam Bộ. Những làn điệu ngọt ngào, sâu lắng không chỉ tạo không gian ấm cúng mà còn gợi nhớ những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc.
Các nghệ sĩ biểu diễn những bản nhạc truyền thống, thể hiện tâm tư của người dân đối với Cụ và sự đóng góp của Cụ cho nền giáo dục và văn hóa địa phương. Lời ca trữ tình và giai điệu mượt mà không chỉ sống dậy ký ức về Cụ Phó bảng mà còn kết nối các thế hệ, khơi gợi niềm tự hào về di sản văn hóa của quê hương.
Giá trị tinh thần mà sự kiện mang lại
Lễ giỗ lần thứ 95 của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc mang lại nhiều giá trị tinh thần sâu sắc. Sự kiện không chỉ tạo cơ hội cho người dân tụ họp, giao lưu và củng cố tình đoàn kết giữa các thế hệ, mà còn tôn vinh di sản văn hóa của quê hương. Qua lễ giỗ, người dân được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là lòng yêu nước và sự biết ơn dành cho các bậc tiền bối đi trước, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về nguồn cội và lịch sử dân tộc ta. Lễ giỗ cũng khơi gợi niềm tự hào dân tộc khi nhắc đến những đóng góp to lớn của Cụ Phó Bảng cho giáo dục và văn hóa, từ đó khuyến khích tinh thần học hỏi và cống hiến cho xã hội trong thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó, sự kiện còn là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính đối với những cống hiến của Cụ, tạo nên không khí trang trọng và ấm cúng. Tất cả những giá trị này không chỉ làm phong phú thêm ý nghĩa của lễ giỗ mà còn góp phần xây dựng một đất nước gắn kết và tự hào hơn về bản sắc văn hóa dân tộc.